The Happy Buddha

Nhìn Xuân

NHÌN XUÂN QUA CON MẮT THIỀN QUÁN

Theo quy ước thời gian, hai mươi bốn giờ là một ngày đêm, bảy ngày là một tuần, bốn tuần là một tháng, mười hai tháng là một năm. Tính từ ngày mùng một tháng giêng tới ngày ba mươi mốt tháng mười hai, ta hết một năm cũ, ta bắt đầu một năm mới, ta thêm một tuổi mới, sức sống mới, an lạc mới, hạnh phúc mới và đoàn tụ mới với những người thân người thương của chúng ta trong cuộc đời.





Looking at the Spring through the Contemplative Eyes
According to the conventional time, twenty-four hours make a day and a night, seven days make a week, four weeks a month, twelve months a year. Counting from January 1st to December 31st, we end an old year, we begin a new year, we add our new age, new vitality, new peacefulness, new welfare and new reunions with our relatives and beloved ones in our lives.  

Chúng ta biết trong xã hội hiện đại ngày nay, chúng ta có thể sống lên tới khoảng một trăm tuổi xuân; một trăm chu kỳ của tuổi xuân là một con số chẵn số tròn, hầu hết chúng ta nghe việc ấy ai cũng đều cảm thấy vui, sướng, và muốn làm điều ấy cả, miễn là chúng ta sống khoẻ, sống trẻ, sống đẹp, sống an lạc và hạnh phúc, không những cho tự thân, mà còn cho tha nhân.
We know in scientific society today, we can live up to about one hundred spring cycles; one hundred spring cycles are an even and round number, most of us who hear that feel joyful and cheerful, and would like to do it, as long as we live healthily, live youthfully, live beautifully, live peacefully and happily, not only for ourselves, but for others as well.

Lúc chúng ta còn trẻ, mỗi khi xuân về, chúng ta cũng đều vui mừng cả. Vui là vì ta được nhận tiền lì xì, được mặc quần áo mới, được ăn nhiều loại bánh, mức như bánh tét, bánh in, bánh đậu xanh, mứt gừng, mứt khoai lang, mứt bí vân vân… Là người Phật tử nhân dịp đầu Xuân, chúng ta theo cha mẹ, đi chùa để lạy Phật, lạy Tổ, lạy Đức Mẹ hiền Quan Thế Âm gia hộ và độ trì cho con và những người thân người thương của chúng con trong gia đình một năm mới dồi dào sức khoẻ, thân tâm an lạc, tật bệnh tiêu trừ, chư tai tiêu diệt, lành thời đưa tới, dữ thời tống đi.
When we are young, every time the spring comes, we are also happy and also joyful. Happy because we who receive money as a New Year’s Day present are wearing new clothes, have eaten many kinds of cakes, jams such as cylindrical glutinous rice cake, snow-flaked cake (sprinkled with powered sugar), green bean cake, candied ginger, sweet potato jam, dry preserved squash, etc. As Buddhists on the occasion of the beginning of the spring, we who follow our parents go to Pagoda to pay homage to the Buddha, to the Dharma Patriarch, to Virtuous and Compassionate Mother Quan The Am or Avalokiteśvara to protect and to support us and our relatives and loved ones in the family, and to give us a new year of plentiful health, peaceful body and mind, disease freed, disasters freed, to bring what is the wholesome to us, and to banish what is the unwholesome. 

Tiếp đến, chúng ta đi nhà thờ tộc họ để mừng tuổi Ông Bà Tổ tiên, nội ngoại hai bên, người sống được khỏe và an vui, kẻ mất được nhẹ nhàng và siêu thoát. Chúng ta đi thăm mộ để cầu nguyện cho những người quá cố được sanh về thế giới an lành. Chúng ta đi thăm bà con cô bác, cậu mợ, cô dì …, chúc mọi người đều vinh hoa phú quý. Và sau cùng, chúng ta đi chơi với bạn bè chỗ này chỗ kia để chia sẻ các ước muốn chung của chúng mình cho năm mới. Trong không khí tình bạn và tâm đắc, thì chúng ta có thể chọn ngày lành tháng tốt để gieo hạt và kết trái năm nay. Nếu thời gian chưa thích hợp, thì chúng ta có sắp xếp để gặp vào lần khác thích hợp hơn. Đó là cái nhìn Xuân hồi ta còn trẻ, và duy trì cái nhìn này mãi tới lớn lên, chúng ta mới cảm nhận thấu đáo cái hay cái đẹp của cha mẹ dặn.
Next, we go to the house of clan worship to pay homage to our ancestors, both parental and maternal sides, who still live in health and joyfulness, and who died gently and achieved salvation. We visit the grave to pray for the deceased, reborn in a realm of peacefulness. We visit our relatives like aunts, uncles, maternal uncles, maternal uncle’s wife, father’s sister, mother’s sister, etc. to wish everyone riches and honours. And finally, we gather with friends far and wide to share our mutual wishes for the New Year. In an atmosphere of friendship and congeniality, we can choose a good day and month to sow the seeds that will bring us beneficial fruit this year. If the time is not yet auspicious, we can arrange to meet at another more suitable time. This is our view of the spring while we are young, and retaining this outlook while growing up, we can come to appreciate our parents’ good and beautiful teachings.
Cái nhìn thứ hai về mùa Xuân là cái nhìn xúm xít và đoàn tụ. Theo truyền thống của người Việt Nam, cứ mỗi năm hết Tết đến, trong những ngày còn lại của tháng cuối trong năm, dù làm gì, ở đâu, chúng ta luôn tranh thủ quay về và nương tựa với gia đình để giúp việc cho cha mẹ, vợ chồng, anh chị em và con cái. Chúng ta phụ giúp gia đình bằng cách lau ten đèn đồng, quét màng nhện, chưng hoa quả, làm bánh mức, vân vân. Xúm xít và xu phụ chỉ chừng việc ấy thôi cũng đủ làm cho cả nhà ta an vui và hạnh phúc. Chúng ta là những thành viên trong gia đình cùng nhau ngồi lại để học hỏi những kinh nghiệm trong năm vừa qua; điều nào hay chúng ta tiếp tục duy trì và phát triển, điều nào không hay chúng ta mạnh dạn loại trừ, đồng thời chúng ta cũng vạch ra cho mình một hướng làm ăn rõ ràng và vững vàng hơn cho năm mới.
The second look of Spring is that of assembly and reunion. According to Vietnamese tradition, the year ends, Tết – Lunar New Year’s Day – comes, during the remaining days of the last month of the year, regardless of what we do, where we live, we always take advantage of returning and taking refuge in our family to help parents, spouses, siblings and children. We help our family in cleaning tarnish off the copper lamps, sweeping out the cobwebs, placing fruits on the altar, making cakes and jamps, etc. Gathering and helping in only some of those things are also enough to make our family joyful and happy. We who are members of our family sit together to learn from the experiences of the last year; the good things we continue maintaining and developing, those not good we bravely eliminate, simultaneously we plan the direction of conducting ourselves more clearly and steadily in the new year.        
Trên đây đề cập đến những người làm việc ở gần nhà, sáng đi chiều về. Kế đến, chúng ta đề cập đến những người định cư ở xa hoặc làm việc ở xa như ở thành phố khác, tỉnh khác, nước khác….Những người xa nhà luôn có chung một tâm niệm giống nhau, trông gần tới những ngày mới đầu năm, ước ao có một dịp rảnh rỗi và thích hợp để về đoàn tụ gia đình, thăm quê hương làng xóm, thăm con đường nhỏ quanh quanh, cây đa giếng nước con đò năm xưa. Nếu năm này chưa có dịp về quê ăn Tết, thì năm sau và năm sau nữa chúng ta sẽ cố gắng và tranh thủ có một dịp tốt để về quê ăn Tết một lần. Là người Việt Nam xa xứ, hầu hết mọi người chúng ta đều có chung tâm niệm ước ao như thế. Thực hiện được như vậy, thì chúng ta dễ dàng xây dựng gia đình của mình đoàn tụ, an lạc và hạnh phúc. 
The above is mentioned to people who work near home, go in the morning, and come back in the evening. Next, we mention people settling or working in far-away places like in other cities, other provinces, other countries, etc. Those who are far from home always have the same thought in common, look near forward to the new days of the beginning of the year, hope to have a free and suitable chance to go back to a family reunion, to visit the homeland, the village, to walk the paths, to see again the banyan tree, the water well, the boats, as in the olden days. If this year there is not yet an opportunity to go back home to celebrate the New year, then the year after and the year after we shall try and take advantage of a good chance to go back to celebrate the New Year Festival once. As expatriate Vietnamese, most all of us have the same thoughts and wishes like this. Carrying out these wishes, we are able to build our own family of reunion, peacefulness and happiness.



Bên cạnh gia đình đoàn tụ, chúng ta cũng có thêm ngôi chùa đoàn tụ, tịnh xá đoàn tụ, tu viện đoàn tụ…Là những người Xuất sĩ, sống trong Đoàn thể của Tăng đoàn, chúng tôi có nhiều trình độ tu học, hạ lạp[1] khác nhau. Có vị đang theo học phật học ở Bổn trường ở tỉnh nhà, có vị đang theo học Phật học ở tỉnh bạn, có vị đang theo học Phật học ở trong nước, có vị đang theo học Phật học ở nước ngoài…Có vị có năm tuổi đạo, có vị có mười lăm tuổi đạo, hai lăm, năm mươi tuổi đạo…Dù trình độ Phật học và hạ lạp của các vị hành giả có khác nhau, nhưng lý tưởng và mục đích giúp mình và độ đời của mỗi vị đều giống nhau. Do lý tưởng và mục đích giống nhau, nên những người Xuất sĩ dễ dàng xây dựng cho mình đời sống tâm linh cao thượng.
Beside our family of reunion, we also have one more Temple of reunion, Vihara of reunion, monastery of reunion, etc. As the Forthgoing Ones (Monastics), living in the Community of the Sangha, we have many various levels of cultivation, learning, Dharma age[2] in Buddhism. There is someone learning Buddhist Studies at local school in the home province, there is someone learning Buddhist Studies in the neighboring province, there is someone learning Buddhist Studies at home, there is someone learning Buddhist Studies abroad, etc. There is someone having attained five Dharma ages, there is someone else with fifteen Dhamra ages, twenty-five Dharma ages, fifty Dharma ages, etc. Although practitioners’ levels of Buddhist Studies and Dharma ages are different, every person’s ideals and purposes of helping themselves and saving life are not different. Because of the same ideals and purposes, the Forthgoing Ones easily build their own nobly spiritual life for themselves.   
     
Muốn làm được như thế, chúng ta nên dựa vào ngày Tết dân tộc để có dịp gặp gỡ và đoàn tụ nhà Chùa và các bạn pháp lữ tha hương từ bốn phương trời và cùng nhau giúp cho Sư Phụ, cho huynh đệ làm những việc đơn giản, thân thiện, thường nhật và thiết thực như làm vườn, tưới nước, cắm hoa, đơm hoa quả…Bởi vì Phật pháp nương vào pháp thế gian mà hình thành, tồn tại và phát triển, do đó, dịp Tết là dịp thuận lợi để thầy và trò, huynh và đệ, Xuất sĩ và Cư sĩ gặp nhau để tâm sự, đàm đạo, mừng tuổi và chia sẻ những kinh nghiệm tu học trong năm vừa qua; kinh nghiệm nào hay ta tiếp tục học hỏi, duy trì và thăng tiến, kinh nghiệm nào không hay ta dứt khoát loại bỏ dần, và cùng nhau chúng ta vạch ra một hướng đi mới, một hướng đi hữu ích, một hướng đi an lạc và hạnh phúc đích thực cho số đông. 

To desire to do so, we should rely on the national Tết holiday to have the opportunity to meet and reunite the Temple and Dharma friends in many different places from the four directions and together help our Master, brotherhood, sisterhood to do single, friendly, daily, and practical things like gardening, watering, arranging flowers, placing fruits, etc. Because the Buddha Dharma that depends on the worldly Dharma forms, exists and develops, therefore, the opportunity of Tết holiday is the favorable opportunity for master and disciples, elder brothers and younger brothers, the Forthgoing Ones (Monastics) and the Unforthgoing Ones (lay Buddhists) to meet, to confide in, to converse with one another about the Dharma, to congratulate one another on advancing in years and to share the experiences of cultivation and learning in the last year; a good experience we continue learning, maintaining and developing, a non-good experience we determine to remove gradually, and together we map out a new direction, a useful direction, a practically peaceful and happy direction for the many.



Trong đạo Phật truyền thống, ngoài những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, chúng ta có thêm những ngày Tết đạo hạnh, những ngày Tết tâm linh, những ngày Tết hoan hỷ, tất cả đều xuất phát từ thời gian mà các vị xuất sĩ tham gia khóa An Cư Kiết hạ ba tháng.  Trong thời gian này, ngay cả những người cư sĩ cũng có thể tham dự và nạp năng lượng tâm linh vào những ngày Tết thánh thiện này. Chính vì thế, người cư sĩ cùng vui với cái vui của người xuất sĩ; những gì người xuất sĩ tu tập thì người cư sĩ đều có khả năng thực tập và làm theo. Song tất cả đều có ý nguyện chung là hộ trì đạo pháp, cùng nhau tu tập, cùng nhau đi trên con đường hướng thượng và hướng thiện, và cùng nhau đi trên con đường giác ngộ và giải thoát tâm linh.
In traditional Buddhism, apart from the traditional Tết holidays of the people, we have more virtuous Tết holidays, spiritual Tết holidays, joyful Tết holidays, all originating from the times when the forthgoing Ones would participate in the the Raining Retreat or Summer Retreat (S. Vārsika) for the three months. At these times, even the Unforthgoing Ones can also attend and charge their spiritual energy on these holy Tết holidays. Therefore, the Unforthgoing Ones join together in happiness with the Forthgoing Ones’ happiness; what the latter cultivate is the former have the ability to practice and follow. But all have the same vows to protect the Dharma, together cultivate, together go on the path of upper direction and good direction, and together go on the path of enlightenment and spiritual emancipation.



Thực vậy, người Xuất sĩ có công học đạo, hiểu đạo, hành đạo, hoằng đạo, hộ đạo và thưởng thức được hương vị an lạc của đạo, thì người Cư sĩ cũng có công học pháp, hiểu pháp, hành pháp, hoằng pháp, hộ pháp và thưởng thức được hương vị của giáo pháp. Ở khía cạnh duy trì và phát triển đạo pháp, người Cư sĩ và Xuất sĩ đều có chung mục đích vun trồng và gặt hái những hoa trái an lạc và hạnh phúc đích thực cho tự thân và cho tha nhân ngay cuộc đời này.
Indeed, the Forthgoing One has the responsibility to learn the path,[3] understand it, practice it, spread it, protect it and enjoy the fragrance of the peaceful flavor of the path, then the Unforthgoing One also has the duty to learn the Dharma, understand it, practice it, propagate it, maintain it, and enjoy the fragrance of flavor of the Dharma. In aspects of maintaining and developing the Dharma path, the Unforthgoing One and the Forthgoing One have the common purposes of cultivating and gathering flowers and fruits of authentic peacefulness and blissfulness for themselves and for other people right in this lifetime.
Chính vì những lý do trên người xuất sĩ được ví như cánh bên trái và mắt bên trái của một con chim, người cư sĩ được ví như cánh bên phải và mắt bên phải của con chim. Một con chim có đầy đủ đôi cánh có đầy đủ đôi mắt, thì nó có thể bay cao, bay xa, bay bổng lên không gian thênh thang để nhìn xa, trông rộng, và để thưởng thức không gian bao la. Nó rất sướng, rất thoải mái, và rất thong dong tự tại. Nếu con chim chỉ có một cánh và một mắt, thì nó đi hoặc bay là là mặt đất, nó thấy không rõ, nó nhìn không xa, trông không rộng, và chắc chắn nó sẽ bị bắt và sẽ bị mần thịt.
It is for the above reasons that the Forthgoing One is exampled as the left wing and the left eye of a bird, the Unforthgoing One is exampled as the right wing and the right eye of bird. The bird has enough eyes, it can fly high, fly far, soar up the immense air to see far, to look widely, and to enjoy vast space. It is very happy, very comfortable, and very light-hearted and carefree. If a bird only has one wing and one eye, it walks or skims along the ground, it is unable to see clearly, it is unable to look far and wide, and most probaly it will be caught and slaughtered. 


Trong trường hợp này, con chim được dụ cho đạo Phật. Đạo Phật có đầy đủ hai cánh và hai mắt xuất sĩ và cư sĩ, thì đạo Phật có thể đi về tương lai rất xa và rất vững vàng, đặc biệt là đạo Phật có thể đem lại hoà bình, an lạc và hạnh phúc đích thực cho muôn loài. Nếu đạo Phật chỉ có một trong hai cánh ấy, một trong hai mắt ấy, thì đạo Phật có thể đi về tương lai không xa và không vững vàng, nó chỉ đi khoảng một thời gian ngắn mà thôi.
In this case, the bird is used as metaphor for Buddhism. Buddhism has both these two Forthgoing and Unforthgoing wings and eyes, it can go to the future very far and very steadily, especially it can bring authentic peace, peacefulness and bliss to living things and living beings. If it had only one of those two wings, one of those two eyes, it would be able to go into the future not far and unsteadily, it would only go about a short distance.
Con chim cần có đủ đôi mắt đôi cánh để thấy và để bay, đạo Phật cần có đủ hai loại hạng người xuất sĩ và cư sĩ để yểm trợ và hộ trì đạo Phật tồn tại lâu dài trên thế gian này. Do vậy, hai hạng người này lập nguyện hoà quyện với nhau, hỗ trợ với nhau, nguyện thắp sáng lên ngọn đuốc của Chánh Pháp, nguyện thắp lên ngọn đuốc của Chánh Tín, nguyện thắp lên ngọn đuốc của tình thương, nguyện thắp lên ngọn đuốc của Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và nguyện thắp lên ngọn đuốc của Chánh Định. Khi đạo Phật được hai hạng người này hỗ trợ với nhau rất mật thiết, thì đạo Phật rất vững chãi với thời gian và không gian, được truyền bá rộng rãi trên khắp thế gian này.
A bird needs to have both of its eyes and wings to see and to fly, Buddhism needs to have sufficiency of two kinds of the Forthgoing Ones and the Unforthgoing Ones to support and to protect Buddhism existing long in this world. Therefore, two kinds of persons that take their vows integrate with one another, help one another, vow to light up the torch of the Dharma, vow to light up that of right confidence, vow to light up that of love, vow to light up that of Right View, Right Thought, Right Speech, Right Action, Right Livelihood, Right Effort, Right Mindfulness, and vow to light up the torch of Right Concentration. When Buddhism is together supported by these two kinds of persons very strongly, Buddhism, very firm within the time and space, is spread widely all over the world.   
Trên đây chúng ta biết rằng người xuất sĩ được ví dụ như cánh bên trái và mắt bên trái của một con chim, người cư sĩ được ví dụ như cánh bên phải và mắt bên phải của con chim. Bên trái và bên phải được tạm chia như vậy để cho dễ nhớ và dễ hiểu. Bên trái của người xuất sĩ là bên ngược dòng đời. Không giống như người cư sĩ, người xuất sĩ sống không gia đình thong dong và tự tại, dành nhiều thời gian để tu, để học, và để giúp công việc Phật sự cho rất nhiều người, phải biết nương tựa với thiên nhiên, với trăng sao, với đoàn thể tu học và với pháp giới chúng sinh mà thôi, đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và hệ sinh thái cho hành tinh này. Trong trường hợp này, ngược dòng đời của các vị xuất sĩ không có nghĩa chống trái với đời mà có nghĩa là hoà nhập với đời để giúp đời nở hoa thơm ngát.
Above, we learned that the Forthgoing One is exampled as the wing of the left side and the eye of the left side of bird, the Unforthgoing One is exampled as the wing of the right side and the eye of the right side of bird. The left side and the right side temporarily divided thus is easy to remember and easy to understand. The left side of the Forthgoing One is the upstream side of life. Unlike the Unforthgoing One, the Forthgoing One, who leads a non-family life leisurely and freely, is able to spare much time to cultivate, to learn, and to help spread the Buddhist Dharma to very many persons. He or she has to know to rely on nature, on the moon, the stars, on the Community of cultivation and learning, and on a Dharma realm of living beings, plays an important part in protecting the environment and the ecology of the planet. In this case, upstream of life of the Forthgoing Ones that does not mean against life, but rather means to integrate with life to help life to bloom fragrantly.   


Học sử Phật giáo, chúng ta biết rõ lúc Đức Phật Thích Ca, một Đức Phật lịch sử, còn là một vị Bồ Tát Siddharta tu khổ hạnh ép xác còn da bọc xương, nghiệm thấy lối tu khổ hạnh này không đem đến kết quả lợi ích cho tự thân. Muốn có kết quả lợi ích cho tự thân, Ngài không tham đắm dục lạc và không khổ hạnh ép xác bằng cách thực hành Trung Đạo, hoan hỷ đến nhận bát cháo sữa cúng dường của Nàng Sujata với mục đích có đủ sức khoẻ để tìm ra đạo quả giải thoát trong một tương lai rất gần. Khi thành tựu đạo quả giải thoát, Đức Phật lên đường vận chuyển bánh xe chánh pháp và giới thiệu con đường an lạc, con đường giải thoát, con đường thánh thiện, và con đường hoà bình đích thực tới cho muôn loài. Thực hiện và theo đuổi được con đường này là kết quả từ việc khéo nuôi dưỡng thân tâm. Ý nghĩa này nhắc chúng ta nhớ câu ngạn ngữ “Có thực mới vực được đạo.” Thực vậy, khi ăn uống điều độ và chừng mực, chúng ta có đầy đủ sức khoẻ và minh mẫn để nuôi dưỡng thân và tâm, để làm bất cứ hạng người cao quý nào trên cõi đời này kể cả làm Phật, làm Tổ, làm Bồ Tát... Đạo Phật cũng dạy như thế và nhân gian cũng nói như thế.   
Learning the history of Buddhism, we know clearly that when Sakyāmuni Buddha, the historic Buddha, was still Siddharta Boddhisattva, who cultivated ascetically and mortifyingly, was nothing but skin and bone, and realized that the way of asceticism did not bring the result of benefit to himself. Wanting to have the result of benefit to himself, he who neither lusts and desires nor practices mortifying asceticism by practicing the Middle Path comes to happily receive a bowl of milk gruel from Ms Sujata’s offering with the aim of becoming healthily enough to find the path and fruit of liberation in the very near future. When achieving the path and fruit of deliverance, the Buddha started out to turn the Dharma wheel and to introduce the path of peacefulness, that of deliverance, that of holiness and the authentically peaceful path to living things and living beings. Implementing and pursuing this path resulted from skillful nurtures of his body and mind. This reminds us to remember the saying “The way to one’s heart is through one’s stomach.”Indeed, when eating and drinking in moderation and temperance, we have enough health and lucidity to nurture our body and mind, to make of ourselves any kind of noble person in the world including a Buddha, a Patriarch, a Boddhisattva, etc. Buddhism teaches this and people’s actions confirm it.


Chúng ta biết khi Bồ Tát dùng xong bát sữa, Ngài liệng cái bát không xuống dòng sông Ni-liên-thiền và vững chãi nói rằng “Nếu công phu tu tập của Ta sắp thành chánh giác, thì cái bát không này trôi ngược dòng sông.”Quả thật, cái bát không trôi ngược dòng và báo hiệu rằng kết quả công phu tu tập thiền quán của Ngài chắc chắn thành tựu đạo quả giác ngộ và giải thoát. Cuối cùng, Ngài đã thành Phật, Bậc tĩnh thức vẹn toàn, tướng tốt đoan trang, trí và bi viên mãn.[4] Như vậy, trôi ngược dòng sông trong trường này có nghĩa là sự trong sạch, sự tinh khiết, hoàn toàn không bị dòng nước tham ái cuốn trôi, không bị thế gian làm ô nhiễm. Cái ý này diễn tả cái thân và cái tâm của Ngài toàn hảo, tinh tấn, kiên định và thuần tịnh. Chính nhờ thân tâm toàn hảo mà Ngài đã tìm ra Bốn Chân Lý Cao Thượng: “Đó là Khổ, Nguyên Nhân của Khổ, Sự Diệt Khổ và Con Đường đưa đến sự Diệt Khổ.”[5]
We know when Bodhisattva had finished using the bowl of milk, He threw the empty bowl down Neranjara river and steadily said “If My meticulousness and cultivation are going to become enlightenment, this empty bowl will drift upstream on the river.” Indeed, the empty bowl did drift upstream and so signaled that the result of His meticulousness and cultivation would certainly achieve the path and fruit of enlightenment and liberation. Finally, He became the Buddha, the fully-Awakened One, whose good, correct and decent characteristics, whose perfect loving-kindness and compassion.[6] Thus, drifting upstream on the river in this case means purity and cleanliness, is not completely swept away by the current of covetous water, is not polluted by the world. This meaning describes His body and mind of perfection, effort, steadfastness and complete purity. It is thanks to His perfect body and mind that He has discovered the Four Noble Truths: “Suffering, the Origin of Suffering, the Cessation of Suffering, and the Path leading to the Cessation of Suffering.[7]  
Thật vậy, vì sự tiếp nối mạng mạch của Phật pháp và dòng giống của các bậc Thánh, nên người Xuất sĩ phải sống đời phạm hạnh và tĩnh thức, buông xả và vị tha, chánh niệm và tĩnh giác để có thời gian tu học, hoằng dương chánh pháp và phục vụ nhân sinh. Vì muốn giáo lý Phật đà được truyền bá rộng rãi trong khắp nhân gian, nên người Xuất sĩ phải sống đời gương mẫu bằng ý nghĩ, lời nói và việc làm thánh thiện của mình. Vì muốn thế giới được an bình, nhơn dân được an lạc, nên người Xuất sĩ đóng vai trò quan trọng của bậc đạo Sư tâm linh trong việc đem giáo pháp của Đức Thế Tôn giảng dạy cho mọi người và khuyên mọi người cố gắng làm lành lánh dữ, sống cuộc đời an lạc và hạnh phúc cho số đông. 
Indeed, out of the living continuation of the Buddhadharma and the lineage of the sages, the Forthgoing Ones must lead their live of purity and awareness, equanimity and selflessness, mindfulness and awakening, to have the time to cultivate, to learn, to disseminate the Dharma, and to serve human life. Out of wanting the Buddha’s teachings to be spread widely all over the world, the Forthgoing Ones must live their exemplary lives by their noble thoughts, words and doings. Out of wanting the world of tranquility, the people of peacefulness, the Forthgoing Ones play the important roles of the spiritual teachers in teaching the World-Honoured One’s Dharma to everyone and in advising everyone to try to do good, not to do evil, to lead their peaceful and blissful lives for the many.
Tiếp đến, bên phải đối với người Cư sĩ là bên không đi ngược dòng đời. Không giống như người Xuất sĩ, người Cư sĩ sinh ra trong đời, lớn lên trong đời, phải lập gia thất, bận rộn nhiều thời gian với gia đình, lo cho gia đình và con cái, nuôi dưỡng và giáo dục con cái thành người đạo đức và hữu ích cho tự thân cho gia đình cho học đường và cho xã hội, góp phần xây dựng con người an lạc, gia đình hạnh phúc, một xã hội an bình và một đất nước thịnh vượng.
Next, the right side toward the Unforthgoing One is not upstream of life. Unlike the Forthgoing One, the Unforthgoing One that was born in the world grows up in the world, gets married, is busy much of the time with his family, looks after his family and children, nurtures and educates his children to become virtuous and beneficial persons for himself or herself, for family, for school, and for society, contributes to building a peaceful person, a happy family, a tranquil society and a prosperous country.

Trong trường hợp này, không đi ngược dòng đời của các vị Cư sĩ có nghĩa là xuôi theo dòng đời, người ta sống đời sống có gia đình và con cháu, thì các vị Cư sĩ cũng sống đời sống có gia đình và con cháu. Vậy chữ xuôi theo dòng đời của người Cư sĩ và chữ hoà nhập của người Xuất sĩ có nhiều nghĩa khác nhau, nhưng cả hai đều bổ sung cho nhau rất mật thiết.  
In this case, non-upstream of life of the Unforthgoing Ones means downstreamness of life, people live their lives with their family and descendants, then the Unforthgoing Ones also live their lives with their family and descendants. Thus the word of downstreamness of life of the Unforthgoing One and the word of integration of the Forthgoing One have many different meanings, but they both complement one another very closely.



Để nối dõi tông đường, tiếp nối dòng giống của Ông bà Tổ tiên tâm linh và huyết thống, các hàng Cư sĩ phải có vợ có chồng có con và có cháu. Vì muốn hộ trì Phật pháp đắc lực, nên người Cư sĩ hỗ trợ bốn món cúng dường như Y phục, đồ ăn thức uống, thuốc men và đồ nằm cho người Xuất Sĩ để họ có thời gian tu, học, hoằng dương chánh pháp, và phục vụ nhân sinh.
To maintain the continuity of the family temple, the connection between spiritual and blood ancestors’ lineages, the Unforthgoing Ones must have wives, husbands, children, and grandchildren. Due to wanting to protect the Buddha’s Dharma efficiently, the Unforthgoing One supports the four offerings such as clothes, eatables-drinkables, medicines and furnishing for the Forthgoing Ones so that they may have the time to study, to learn, to disseminate the Dharma, and to serve human life. 
Như vậy, khi hộ trì đạo pháp, khi hoằng dương Phật pháp, cả hai hạng người Xuất sĩ và Cư sĩ đều có tâm niệm giống nhau là cùng nhau đi trên con đường hướng thượng và hướng thiện, và cùng nhau đi trên con đường an vui và giải thoát.  
Thus, when protecting the Dharma path, when propagating the Buddhadharma, both the Forthgoing One and the Unforthgoing One that have the same thoughts in mind go on the way of the upper direction and that of the good direction, and together go on the way of calm joyfulness and liberation.

Kế tiếp, nhìn xuân thứ ba là cái nhìn thiền quán về một đời người. Chúng ta biết con người bây giờ có thể sống lên tới một trăm tuổi xuân; một trăm tuổi xuân được minh họa như là một trăm trái bắp xuân tròn trịa. Vào ngày đầu mùa xuân của mỗi năm ta thêm một tuổi xuân, điều đó có nghĩa là ta bớt đi một tuổi xuân của mỗi năm; một năm ta mần đi một trái bắp xuân, mười năm ta mần đi mười trái, hai mươi năm ta mần đi hai mươi trái, cho tới nay ta mần đi bảy mươi trái, vậy ta chỉ còn ba mươi trái nữa mà thôi; ba mươi trái bắp còn lại báo hiệu cho ta biết rằng lương thực của ta sắp hết, năng lượng cơ thể vật lý của ta sắp hết, và đời sống của ta ngắn dần lại, chúng ta có thể sống trên trái đất này thêm ba chục tuổi xuân nữa mà thôi.



Next, the third spring look is the look of contemplating human life. We know people can now live up to one hundred of the spring ages; one hundred of the spring ages is illustrated as a hundred of the round Spring corn. At the first spring day of every year, we increase one spring age, this means we decrease one spring age of every year. One year we eat one spring maize, ten years we eat ten fruits, twenty years we eat twenty fruits, up to now we have eaten seven fruits, so we only still have thirty fruits; thirty remaining fruits inform us that our food is about to end, the energy of our physical body is about to end, and our life will gradually come to an end, we who would be able to live on earth add the thirty spring ages.
Nếu chúng ta ý thức khi những tuổi xuân còn lại của ta giảm một năm, thì chúng ta trở nên ý thức sâu sắc hơn về cái cách mà chúng ta sống cho phần còn lại của đời mình; hãy nên lưu tâm đến những gì chúng ta nói, những gì chúng ta suy nghĩ và những gì chúng ta làm có thể đem lại những hoa trái an lạc và hạnh phúc cho số đông và nên đem lại những chất liệu thương yêu và hiểu biết cho nhiều người.
If we we are aware when our remaining springs decrease by a year, then we become more deeply aware of the way we live the remainder of our lives; be mindful of what we say, what we think and what we do can bring flowers and fruits of peacefulness and happiness to the many and should bring the substance of love and that of understanding to many people.
Thực vậy, là người sống chánh niệm và mong muốn học và suy nghiệm giáo lý của Đức Thế Tôn, chúng ta biết rõ rằng tới một gia đoạn nào đó, năng lượng trong cơ thể vật lý của chúng ta trở nên cạn kiệt; lúc ấy, chúng ta không thể nói được một lời, không thể bước đi một bước, và không thể suy nghĩ được một điều. Ý thức rõ được như vậy, trong phần đời sống còn lại của cuộc đời mình, chúng ta cố gắng sống đẹp, sống hữu ích, sống có mục đích, sống có lý tưởng, sống để đem lại hương vị an lạc và giải thoát cho tự thân và cho tha nhân ngay cuộc đời này bằng cách áp dụng lời dạy của Đức Phật vào trong đời sống hằng ngày của chúng ta, cụ thể là năm điều tĩnh thức sau đây.
Indeed, as people living to be mindful and eager to learn and contemplate the World-Honored One’s teachings, we clearly know that reaching a certain stage, energies in our physical bodies get exhausted; at that time, we cannot say a word, cannot move a step, and cannot think of a thing. Clearly aware of this, in the remaining part of our lives, we try to live beautifully, live usefully, live purposefully, live ideally, and live to bring the fragrance of peaceful and free flavor to ourselves and to the others right in this world by applying the Buddha’s teachings into our daily life, specifically the five awakening things below.
Điều tỉnh thức thứ nhất là chúng ta tôn trọng sự sống của muôn loài chúng sinh, trong đó có con người, con vật, thậm chí có cỏ cây, hoa lá, đất đá…, chúng ta không sát hại, chặt đốt và phá phách rừng núi, sông ngòi, ao hồ và biển cả. Thực tập điều tĩnh thức thứ nhất có nghĩa là chúng ta ý thức nuôi dưỡng tình thương yêu đối với muôn loài; chúng ta góp phần bảo vệ môi sinh và sự sống của muôn loài và góp phần xây dựng một hành tinh xanh, sạch, và đẹp.
The first awakening thing is that we respect all living beings’ lives, including humans, animals, even plants, trees, flowers, leaves, soils, rocks, etc., we do not kill, chop, burn and destroy forests, mountains, rivers, streams, ponds, lakes, the open sea, etc. Practicing the first awakening thing means we are aware to nurture our love toward all living beings; we contribute to protecting the environment and lives of living things and living beings and contribute to building a green, clean and beautiful planet.
Điều tỉnh thức thứ hai là chúng ta tôn trọng tài sản, di sản, khoáng sản và lâm sản của tư và của công, trong đó có vàng bạc, đá quý, cây kim, ngọn cỏ, chuông, mõ, gỗ súc…, chúng ta không được trộm cắp và không được chiếm đoạt của cải của người khác. Thực tập điều tỉnh thức thứ hai có nghĩa là chúng ta ý thức rải tâm bố thí đối với những người bần cùng, neo đơn và nghèo khổ. Chúng ta khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở mức vừa phải để các thế hệ con cháu của chúng ta có thể nương nhờ. Chúng ta góp phần bảo vệ, duy trì và phát triển sự đức hạnh, sự giàu sang và sự hưng thịnh cho gia đình và của đất nước.  
The second awakening thing is that we respect private and public assets, heritage, minerals, and forest products, including gold, silver, gems, needles, blades of grass, bells, wooden bells, timbers, etc., we do not steal and do not appropriate others’ possessions. Practicing the second conscious thing means we are aware to spread our hearts of alms-giving (dana) toward the poor, the lonely and the needy. We exploit the sources of the natural resources in moderation so that the generations of our descendants can lean on them; we contribute to conserving, maintaining and developing virtue, wealth and prosperity for our family and country.


Điều tỉnh thức thứ ba là chúng ta tôn trọng hạnh phúc của lứa đôi, trong đó có vợ chồng và con cái, chúng ta không lạm dụng tình dục của trẻ em, không xâm phạm tiết hạnh của người khác, và chỉ quan hệ tình dục với người vợ hoặc người chồng hợp pháp của mình mà thôi. Thực tập điều tĩnh thức thứ ba có nghĩa là chúng ta ý thức bảo vệ hạnh phúc của cha mẹ, vợ chồng và con cái; chúng ta góp phần đem lại an lạc, niềm vui và tiếng thơm cho gia đình, cho dòng họ, cho làng xóm và cho cả xã hội.   
The third awakening thing is that we respect the marital happiness, including spouses and children; we do not sexually abuse children, do not violate other people’s chastity, and only have sexual relations with our lawful spouse. Practicing the third conscious thing means we are aware to protect the happiness of our parents, spouses and children; we contribute to bringing peacefulness, joy and fame, to our family, to relatives, to villages and to society.
Để tiếp nối dòng dõi tông đường, người cư sĩ phải có vợ, có chồng, có con và có cháu. Để tiếp nối dòng dõi của các bậc Thánh, kế thừa, truyền thừa, thắp sáng lên ngọn đuốc của chánh pháp, và thắp sáng lên ngọn đuốc của tình thương, người xuất sĩ phải dành nhiều thời gian để lo việc tu học, hoằng pháp và giúp đỡ nhiều người. Do vậy, người xuất sĩ sống đời sống rất thong dong và tự tại, không bị ràng buộc bởi gia đình và con cái.
In order to connect the lineage of the family temple, the unforthgoing ones must have spouses, children and grandchildren. To continue the lineage of the sages, inheriting, passing on, lighting up the torch of the Dharma, lighting up that of love, the forthgoing ones must devote much time to take care of cultivation, learning, spreading the Dharma and helping many people. Therefore, the forthgoing ones, who live their very light-hearted and leisurely lives, must not be tied by family and children
Điều tỉnh thức thứ tư là chúng ta tôn trọng sự thật và niềm tin cho mọi người, trong đó có Ông bà, cha mẹ, thầy, bạn… Chúng ta không nói dối, không nói thêu dệt[8], không nói chê bai,[9]không nói lời thô ác, không nói những tin mập mờ và không rõ ràng, không nói những lời mong cầu và lợi dưỡng, không nói những lời gây chia rẽ, mất hoà hợp, và mất đoàn kết[10]… Thực tập điều tỉnh thức thứ tư có nghĩa là chúng ta ý thức nói những lời chân thật, chân chánh, những lời nói tin tưởng, hoà hợp, hoà giải và hoà nhã, những lời nói từ ái, dịu ngọt, dễ nghe và dễ thương, những lời nói có giá trị hữu ích xây dựng và đem lại niềm tin, uy tín, hoà hợp, đoàn kết, và tình huynh đệ đích thực cho tự thân, cho tha nhân, cho gia đình, cho dòng họ, và cho tất cả những ai mà chúng ta liên hệ với họ ngay trong cuộc đời này.
The fourth awakening thing is that we respect truthfulness and confidence in everyone, including grandparents, parents, teachers, friends, etc. We do not tell a lie, do not speak an embellishing word,[11] do not speak a disparaging word,[12]do not speak a rough word, do not speak vague and unclear information, do not speak aspiring and avaricious words, do not speak words of dissension, discord and disharmony,[13] etc. Practicing the fourth awakening thing means we are aware to say words of truth, the right, those of confidence, harmony, reconciliation and gentleness, those of affection, softness, sweetness, ease of hearing, and ease of love; words of the useful value of building and bringing faith, prestige, harmony, solidarity, and love of authentic brotherhood and sisterhood to ourselves, to the others, to family, to relatives and to all with whom we communicate right in this world.
Điều tỉnh thức thứ năm là chúng ta tôn trọng sự an lạc, bình yên, tịch tĩnh, vững chãi và thảnh thơi cho số đông, trong đó có mình, những người thân, người thương của mình và hàng xóm, chúng ta không uống rượu bia, không hút thuốc lá, không xem phim, và tranh ảnh đồi trụy, đặc biệt là tuyệt đối không sử dụng các chất nha phiến và ma túy. Thực tập điều tỉnh thức thứ năm có nghĩa là chúng ta không vi phạm vào các điều tỉnh thức trên. Chúng ta tu tập các điều tỉnh thức tinh chuyên; chúng ta ý thức bảo vệ thân thể khỏe mạnh và tráng kiện, tinh thần minh mẫn và sáng suốt, chúng ta góp phần xây dựng và đem lại uy tín, niềm an vui và hạnh phúc tới quê hương và xứ sở của mình.
The fifth awakening thing is that we respect peacefulness, tranquility, quietness, steadiness and carefreeness for the many, including us, our relatives, loved ones and neighbours, we do not drink alcohol, do not smoke, do not watch depraved films, pictures and photographs, especially we absolutely do not use opium and drugs. Practicing the fifth awakening thing means we do not violate the above awakening things; we cultivate the awakening things diligently, we are aware to protect our healthy and wholesome bodies, our perspicacious and lucid minds for ourselves, we contribute to building and bringing prestige, the feeling of calm joy and happiness to our native land and homeland.
Thực tập năm điều tỉnh thức ở trên một cách vững chãi, chúng ta không những giúp cho tự thân, mà còn giúp vô số chúng sinh trên hành tinh này. Chúng ta góp phần bảo vệ môi sinh và môi trường sống cho trái đất này, và đem lại hoa trái an lạc, hạnh phúc và hòa bình đích thực cho thế giới nhân loại ngày nay.[14]      
Practicing the five above-mentioned awakening things solidly, we not only help us, but also help countless numbers of living things and living beings on this planet. We contribute to protecting the environment and habitat for this earth, and bring flowers and fruits of authentic peacefulness, happiness and peace to the world of humanity today.[15]  


Hiểu rõ được như thế, hiện tại ta sống rất an bình, tương lai ta sống rất an lạc, ta sống rất nhẹ nhàng và thảnh thơi. An trú vững chãi trong giáo pháp của Đức Thế Tôn, ta sống không có sợ hãi và lo lắng gì cả dù cuộc đời vô thường, dù sanh già bệnh chết có thể xảy tới đời ta trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong bất cứ sát na nào, thân tâm ta vẫn bình thản, thong dong và tự tại. 
Clearly understanding this, now we live very tranquilly, in future we live very peacefully, we live very gently and leisurely. Dwelling stably in the World- Honoured One’s Dharma, we live without any fear and worry though life is impermanent, though birth, old age, decease and death can happen to our life in any circumstance, in any moment, our bodies and minds are still tranquil, leisurely and carefree. 
Dù cuộc đời vô thường
Dù sanh lão bịnh tử
Con có đường đi rồi
Không còn lo sợ nữa.[16]

Though our life is impermanent,
Despite birth, old age, disease and death,
We who have already had the peaceful way,
Do not have worry and fear any longer.[17]

Con có đường đi rồi có nghĩa là trong đời sống hằng ngày, con đã chọn, thực tập và áp dụng pháp môn hành trì phù hợp với lời Phật dạy có Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định vào trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Là người sống tỉnh thức, chúng ta tu, học, và thực hành lời Phật dạy một cách vững chãi và thảnh thơi, chúng ta có thể thưởng thức và nếm được pháp lạc. Từ đó, hương vị an lạc, giải thoát, và hạnh phúc đích thực có khả năng thấm nhuần và làm mát dịu thân tâm. 
We have already had the peaceful way; that is, in our daily life, we choose, practice and apply a training method of being consistent with the Buddha’s teachings, with Right View, Right Thought, Right Speech, Right Action, Right Livelihood, Right Effort, Right Mindfulness and Right Concentration into our day-to-day lives. As people living consciously, we cultivate, learn, train ourselves in the Buddha’s teaching steadily and freely, we enjoy and taste the peaceful Dharma. From there, the fragrance of joy, that of freedom and that of authentic happiness have the ability to penetrate, to pervade, and to cool our bodies and minds.
Cuối cùng, nhìn xuân thiền quán thứ tư, trong năm giai đoạn khác nhau của một đời người, kể từ khi còn nằm trong bụng mẹ cho tới khi nhắm mắt lìa đời. Như trên đã đề cập, một đời người bây giờ có thể sống tới một trăm tuổi xuân. Chúng ta có thể chia một trăm tuổi xuân thành năm giai đoạn thời gian khác nhau như sau:
Finally, let us look at the fourth contemplative spring, of the five various periods of one’s life, from when still lying in mother’s womb until when we close our eyes and depart our life. As mentioned above, one’s life can now span up to a hundred spring ages. We can divide those hundred spring ages into the five periods of different time as follows:
Trong giai đoạn đầu tuổi xuân của ta, ta vẫn còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi ta được sinh ra; chúng ta biết giữa thời gian khi người mẹ thụ thai cho tới khi đứa bé được sinh ra, khoảng chín tháng mười ngày, có khi sớm hơn hoặc có khi muộn hơn. Suốt thời gian thời gian nằm trong bụng mẹ, thai nhi rất an lạc và thoải mái. Khi thai nhi đói, có người mẹ giúp nó để ăn giùm. Khi thai nhi khát, có người mẹ giúp nó để uống giùm. Khi thai nhi thở, có người mẹ giúp nó để thở giùm. Khi thai nhi bệnh, có người mẹ giúp nó để uống giùm. Khi thai nhi bệnh, thì có người mẹ giúp nó để uống thuốc giùm. Khi thai nhi dễ chịu, thì người mẹ dễ chịu. Khi thai nhi khỏe, thì người mẹ khỏe. v. v và v. vv… Tất cả các hành động và cảm giác của thai nhi đều ảnh hưởng trực tiếp tới người mẹ.
In the first stage of our spring age, we still lie in our mother’s womb waiting till being born; we know between the time when the mother conceives until when her baby is born, about nine months and ten days, sometimes sooner or sometimes later. During the time of still lying in its mother’s womb, the foetus is very peaceful and comfortable. When her foetus is hungry, there is mother helping it to eat. When her foetus is thirsty, there is mother helping it to drink. When her foetus breathes, there is mother helping it to breathe. When her foetus is ill, there is mother helping it to take medicine. When her foetus is pleasant, its mother is pleasant. When her foetus is wealthy, its mother is wealthy, so on and so forth. All of the foetus’ actions and feelings are influenced directly by the mother.
Do người mẹ làm tất cả mọi việc cho thai nhi, nên lúc mang thai người mẹ cẩn thận lắm. Chúng ta biết tất cả hành động của người mẹ, dù tốt hay xấu, đều có ảnh hưởng trực tiếp vào tâm thức của thai nhi. Do vậy, những gì người mẹ nói năng, suy nghĩ và làm việc đều ảnh hưởng tới thai nhi, người mẹ phải giữ thân và tâm chánh niệm và tĩnh giác. Người mẹ cắt rau phải cắt cho thẳng, đốt một cây hương cắm lên bàn thờ Tổ tiên phải đặt cho nó thẳng, để một vật gì trên bàn phải để cho ngay ngắn, đi, đứng, nằm, ngồi cho khoan thai, ngắm nhìn những bông hoa và tranh ảnh đẹp như bức ảnh thiên nhiên, ảnh Phật và ảnh Bồ Tát. Khi người mẹ thực hành được như vậy, thì thai nhi rất an lạc, nhẹ nhàng và thoái mái.
Due to mother doing all things for the foetus, when pregnant, she is very careful. We know all of a mother’s actions, whether good or bad, have a direct influence on her foetus’ consciousness. Therefore, whatever mother says, thinks and does influences her foetus, she must keep her body and mind mindful and awakening. Mother who cuts vegetables must do them straight. She who burns an incense stick on the altar of ancestors must stand it straight. She who places something on the table must do straight, walks, stands, lies down, sits in deliberation, looks at beautiful flowers, pictures, photographs and images of the Buddha and Bodhisattvas. When mother practices like that, her foetus is at ease, gentle and comfortable.

Trong giai đoạn thứ hai, tuổi xuân của ta từ 1 tuổi cho tới 25 tuổi. Trong giai đoạn thứ hai này, ta có thể chia tuổi xuân thành bốn giai đoạn khác nhau:

a. Tuổi xuân từ 1 tuổi tới 3 tuổi – sơ sinh đến hài nhi: Ở lứa tuổi này, đứa bé còn nhỏ lắm được cưng như một trứng mỏng, cho ăn uống sữa, bú mớn, ẩm bồng đều có cha mẹ và anh chị lo, đặc biệt là người mẹ. Là một đứa bé được chăm lo chu đáo, đứa bé đó được tập nói papa ma ma một cách đúng đắn, tập ngắn nhìn những tranh ảnh đẹp như ảnh bông hoa, ảnh Phật và Bồ Tát, những hình ảnh này có khả năng ảnh hưởng rất nhiều vào tâm thức trong trắng của trẻ thơ.
In the second stage, our spring age is from one year of age to twenty five years of age. In this second stage, we can divide our spring ages into the four various stages as follows:
a. Spring age from one year of age to three years of age – newborn baby to infant: In this age group, the baby that is still so young is cherished as a thin egg, fed, eaten milk, breastfed, carried by parents and siblings, especially mother. As a baby looked after thoughtfulness, the baby that practiced saying papa and mama rightly looks at beautiful pictures like photographs of flowers, the Buddhas’ and Bodhisttvas’ images, which have the ability to greatly influence childhood’s clean consciousness.
b. Tuổi xuân từ 4 tới 12 tuổi - ấu nhi tới thiếu nhi: Ở lứa tuổi này đứa bé lớn dần học đi, đứng, nói, nhìn…Cha mẹ có trách nhiệm chọn cho bé những đồ chơi, trò chơi, sách, phim, tranh ảnh lành mạnh và thích hợp có giá trị giáo dục và khoa học, biết khơi dạy và đánh thức tiềm năng hiểu biết của trẻ, theo dõi con trẻ, và khuyến khích việc học hành của trẻ.
b. Spring age from four years of age to twelve years of age – Infants to children: In this age group, children growing up gradually learn to walk, stand, say, look, etc. Parents who have the responsibility to choose children suitable and wholesome toys, games, books, films, pictures and photographs that have scientific and educational value, know how to arouse and waken up potential understanding of children, keep track of them, and encourage their learning. 
c. Tuổi xuân từ 13 tới 19 tuổi – Thanh thiếu niên: Ở lứa tuổi này, người trẻ không những phát triển về mặt cơ thể, mà còn về mặt tinh thần. Cha mẹ có trách nhiệm hướng dẫn con mình sống nếp sống đạo đức gia đình, tôn kính các bậc trưởng thượng, khuyến khích con cái học nghề nghiệp tương ứng với sở thích của nó, đặc biệt dạy cho con cách sống hữu ích cho tự thân, cho học đường, cho gia đình và cho xã hội.
c. Spring age from thirteen years of age to nineteen years of age – teenager: In this age group, a young person not only develops her or his physical side, but also the mental side. Parents that have the responsibility to instruct their children to live a lifestyle of family virtue, to honour their elders, to encourage their children to learn a trade corresponding with children’s interests, especially teach them a useful way of life to themselves, to school, to family and to society. 
d. Tuổi xuân từ 20 tới 25 tuổi – Tuổi thanh niên: Ở lứa tuổi này, người trẻ đã trưởng thành, tràn đầy năng lực và sức sống, có thể lập gia thất và nối dõi Tông đường, có thể góp phần xây dựng một gia đình an lạc và hạnh phúc, một quê hương thanh bình và giàu đẹp.[18]
d. Spring age from twenty years of age to twenty-five years of age – youth age: In this age group, young people that have grown up are full of energy and vitality, can get married and maintain the continuity of the family temple, can contribute to building a family of peacefulness and bliss, a homeland of tranquility, richness and beautifulness.
Trong suốt tuổi xuân từ 1 tới 25 tuổi, chúng ta biết gia đình là ngôi trường học đầu tiên của trẻ, là nơi giáo dục đứa trẻ từ khi nó chưa biết đi, biết nói, biết viết cho tới khi nó trưởng thành, là nơi dạy cho trẻ biết thương yêu và tôn kính Ông bà, cha mẹ, anh chị em và người hàng xóm. Cha mẹ là giáo sư dạy về thương yêu, tình huynh đệ, đạo đức, truyền thống và nếp sống gia đình; con cái là học sinh-sinh viên học về thương yêu, tình huynh đệ, đạo đức, truyền thống và nếp sống gia đình. Trong quá trình tiếp nhận những lời hay ý đẹp từ những người thân người thương trong gia đình, con cái còn học những cái hay cái đẹp từ những thầy cô giáo, những bạn bè, những bạn đồng nghiệp… bên trong và bên ngoài học đường và xã hội. Hiểu và thực hành được như vậy, chúng ta góp phần xây dựng con người an lạc, gia đình hạnh phúc và xã hội thanh bình và thịnh vượng ngay thế gian này.
During spring age from one year of age to twenty-five years of age, we know the family is the child’s first school, it is the place to educate child from when he or she does not yet know how to move, to say, to write till when he or she is growing up, is the place to teach the child to know to love and respect grandparents, parents, siblings, and neighbours. Parents, who are teachers or professors, teach love, brotherhood, sisterhood, family morality, tradition, and lifestyle; children, who are students, learn love, brotherhood, sisterhood, family morality, tradition, and lifestyle. In the process of receiving the good and beautiful words from their relatives and loved ones in the family, children still learn good and beautiful things from teachers, friends, colleagues, etc. in and outside school and in society. Understanding and acting like this, we contribute to building peaceful people, happy families, and a tranquil and prosperous society right in this world.
Trong giai đoạn thứ ba, tuổi xuân của ta có thể từ 26 tuổi tới 50 tuổi. Ở lứa tuổi này, chúng ta tập trung xây dựng gia đình hạnh phúc và lớn mạnh. Chúng ta có con khuyến khích con đi học, dạy con thành người đạo đức và hữu ích, thấy con trưởng thành, lo dựng vợ gả chồng cho con… Trong xã hội ngày nay, là người cư sĩ, chúng ta nên lưu ý rằng dù gái hay trai, chúng ta chỉ có một hoặc hai con để chúng ta có thể dễ dàng nuôi, dạy, chu cấp…chúng một cách tốt đẹp.
In the third stage, our spring age can be from twenty-six years of age to fifty years of age. In this age group, we concentrate on building our happy family, growing in strength. We who have children encourage them in school, teach them to become virtuous and useful persons, see them reach adulthood, have charge of children being married, form their own families, etc. In the present society, as the unforthgoing Ones, we should be mindful that whether girls or boys, we only have one or two children so that we can easily nourish, teach, support, etc. them very well.

Trong giai đoạn thứ tư, tuổi xuân của ta có thể từ 51 tuổi tới 75 tuổi. Lứa tuổi này là lứa tuổi xuân xế chiều. Chúng ta đã ổn định cuộc sống, buông bỏ các việc dần dần, từ bỏ các duyên bên ngoài, lo tu tập, ngồi thiền, tụng Kinh, niệm Phật, tích lũy, vun trồng công đức, và trồng cây phước thiện để cho con cháu nó nhờ. Tục ngữ Việt Nam có ghi: “Để của cải bằng non không bằng để phước đức cho con nó nhờ.” Non có nghĩ như núi, để của cải bằng non, nếu những người con trong gia đình không biết theo gương đức hạnh của cha mẹ, làm điều phước thiện, giữ gìn văn hóa, truyền thống và đạo đức của gia đình, thì chúng nó sẽ phá dần của cải cũng hết. Nhưng nếu cha mẹ để phước đức lại cho con cháu, thì con cháu dùng và thừa hưởng phước đức của cha mẹ lâu dài. Chúng ta biết của ải nhiều bằng non do cha mẹ để lại được ví như nước đầy trong hồ; con cháu dùng nó một khoảng thời gian nào đó, thì cuối cùng nước trong hồ chắc chắn sẽ bị cạn hết, nhưng phước đức mà cha mẹ vun trồng và để lại có thể được ví như nước mạch trong suối; con cháu dùng hoài dùng hoài, thì nó không bao giờ khô cạn.
In the fourth stage, our spring age can be from fifty-one years of age to seventy-five years of age. This age group is the spring age group of the sunset. We who have stabilized our lives let go of gradual activities, give up external conditions, take care of cultivation, sit in meditation, chant Sutras, recite the Buddha’s names, accumulate, cultivate merits, and plant the good blessing tree for descendants to depend on. Vietnamese proverb has written: “Leaving a mountain of possessions is not as important as leaving merit for our children to depend on.To leave a mountain of riches, if the children in the family do not know to follow their parents’ virtuous example to do good blessings, to maintain family culture, tradition and virtue, then they will gradually destroy the riches until there are none left. But if the parents leave merit for their descendants, then the descendants use and inherit parents’ merit over their entire lives. We know possessions which are as much as a mountain are left by parents, can be compared to full water in the lake; the descendants use them for a certain time, and eventually the water in the lake will certainly be exhausted, but merit that parents cultivate and leave can be compared to subterraneous water in a mountain spring, the descendants use it constantly use it constantly, it will never dry up.
Những lời dạy trên nhấn mạnh rằng để lại phước đức cho con cháu là quan trọng hơn để lại của cải cho con cháu và khuyên mọi người cố gắng tu tập, vun trồng công đức, cố gắng làm thiện, nói thiện, và nghĩ thiện để đem lại hoa trái an lạc và hạnh phúc cho số đông. Ca Dao Việt Nam có câu: “Người trồng cây thiện người ơi, ta trồng cây thiện ta vui với đời.” Thật vậy, khi làm một việc gì thiện và hữu ích, mình không những vui với tự thân, mà còn vui với tha nhân nữa đó.
The foregoing meanings, which emphasize that to leave merits for the descendants, are more important than to leave possessions for them, admonish everyone to train, to cultivate, to try to do good, speak good and think of good in order to bring flowers and fruits of peacefulness and happiness to the many. A Vietnamese folk song says: “People plant their virtuous trees, hey, people! we who plant the moral trees are happy with our daily life.Indeed, when doing a good and useful thing, we are not only happy with ourselves, but also happy with the world.
Giai đoạn thứ năm là giai đoạn chót của tuổi xuân của chúng ta từ 76 tuổi tới 100 tuổi. Lứa tuổi này là lứa tuổi chắc nịch, chín chắn, dày dặn, giàu kinh nghiệm, cũng là lứa tuổi tĩnh tu, sẵn sàng quảy gánh về Tây một mình. Chúng ta biết khi còn trẻ, tâm sinh lý của ta bồng bột, lăng xăng, và nhanh lẹ, kinh nghiệm sống của ta hoàn toàn chưa chín chắn. Ta đứng núi này trông núi nọ; nói năng, suy nghĩ, và hành vi của ta chưa phát triển thấu đáo. Nhưng lúc tuổi xuân của ta về chiều, chúng ta có rất nhiều thời gian rảnh rỗi để chiêm nghiệm, để quán chiếu, để lo công phu tu tập và thiền quán, để lo hành trang và tư lương của cuộc sống một cách nhẹ nhàng và thanh thản. Mỗi ý nghĩ của ta là mỗi ý nghĩ hay, mỗi lời nói của ta là mỗi lời nói ái ngữ và dễ thương, và mỗi việc làm của chúng ta là mỗi việc làm an lạc và hạnh phúc cho số đông. Chúng ta khuyên và dạy con cháu của chúng ta sống sao cho xứng đáng thành những người hữu ích cho tự thân và tha nhân ngay cuộc đời này.      
The fifth stage is the last stage of our spring age from seventy-six years of age to one hundred years of age. This age group, which is the age group of solidity, maturity, density, richness of experience, is also that of tranquil cultivation, preparedness to carry one’s spiritual luggage to go to the Pure Land or Paradise by oneself. We know when we are still young, our psychophysiology is excitable, officious, and active, our living experience is not yet fully matured. We expect everything to go to our way, to come to us; our speaking, thinking, and behavior are not yet thoroughly developed. But as our spring age grows old, we have very much free time to consider, to contemplate, to be painstaking in cultivation and meditation contemplation, to take charge of the baggage of life gently and light-heartedly. Each of our thoughts is every good thought, each of our words is every amiable and loving speech, and each of our acts is every peaceful and blissful act for the many. We advise and teach our descendants how to live to deserve to become useful persons for themselves and for others right in this world.
Qua những gì đề cập ở trên, chúng ta ý thức rằng dù cuộc đời vô thường, dù sanh, già, bệnh và chết có xảy đến ta, ở lứa tuổi xuân này chúng ta trẻ, ở lứa tuổi xuân kia chúng ta không còn trẻ, nhưng chúng ta luôn giữ vững tâm niệm rằng chúng ta là người thật hạnh phúc đang thực hành giáo pháp của Đức Thế Tôn, đang có quyền nếm được hương vị an lạc giáo pháp của Đức Thế Tôn, đang rải tình thương yêu và hiểu biết tới nhiều người.   
Through the above-mentioned things, we are aware that though life is impermanent, though birth, ageing, disease and death occur to us, in this spring age we are young, in that spring age we do not remain young, we always hold onto the thought that we are really happy persons who are training the World-Honoured One’s Dharma, who are privileged to taste the peaceful fragrance of the World-Honoured One’s Dharma, and who are spreading feelings of love and understanding to many people.



Tóm lại, nhân dịp Tết đến, chúng con/ tôi xin kính chúc chư tôn thiền đức Tăng Ni, quý vị du học Tăng Ni, quý vị pháp lữ, quý vị thiện nam tín nữ Phật tử gần xa, quý vị khách quý, quý vị lãnh đạo các cấp chính quyền, quý vị chức sắc tôn giáo bạn, quý vị lưu học sinh, sinh viên trong cũng như ngoài nước, hưởng trọn một mùa Xuân Di Lặc tràn đầy hỷ lạc, và đồng thời kính chúc những người thân người thương của quý liệt vị sức khỏe dồi dào, thân tâm an lạc, Phật sự viên thành.
Pháp học, pháp hành, pháp hiểu, pháp lạc, và pháp hộ được thấm nhuần và có khả năng làm mát dịu thân tâm của quý liệt vị.
Thích Trừng Sỹ

(Please click to watch movie in Vietnamese)
NHÌN XUÂN QUA CON MẮT THIỀN QUÁN

In brief, on the occasion of Tet coming, we respectfully wish the honored Monks and Nuns, the Monks and Nuns who are learning abroad, our Dharma friends, good male and female Buddhists everywhere, guests of honor, government leaders at all levels, dignitaries in friendly religions, overseas Students inside as well as  outside the country, to entirely enjoy the Maitreya Spring brimful of joyfulness, and at the same time respectfully wish all of your relatives and loved ones plentiful health, peaceful bodies and minds in the Dharma, and perfect accomplishment in the Buddha Dharma.
The Dharma of learning, that of training, that of understanding, that of peacefulness, and the Dharma of guardianship which are penetrated have the ability to make your bodies and minds cool softly.
By Thich Trung Sy

(Please click to watch movie in English)
Looking at the Spring through the Contemplative Eyes


[1] Hạ lạp hay tuổi đạo trong Phật giáo có nghĩa là tùy theo mỗi quốc gia, mỗi năm hành giả có thể tham gia An cư Kiết hạ khoảng ba tháng, một tháng, mười lăm ngày, hoặc mười ngày, vị ấy có thêm một tuổi công đức tu tập. 
[2]  The Dharma age in Buddhism means according to every country, every year a Monastic practitioner can participate in the Raining Retreat or Summer Retreat (S. Vārsika) about three months, one month, fifteen days, or ten days, he or she has one more age of cultivated merits. 
[3] The Noble Eightfold Path: Right View, Right Thought, Right Speech, Right Action, Right livelihood, Right Effort, Right Mindfulness and Right Concentration.
[4]  Thơ của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.
[5]  S. V. 421-2; CDB. V. 1844-5.
[6]  Zen Master Thich Nhat Hanh’s Meditative poem.
[7]  S. V. 421-2; CDB. V. 1844-5.
[8]  Nói thêu dệt có nghĩa là tới người A, mình nói người B là tốt; tới người B, mình nói người A là tốt, hoặc, ngược lại, không nói thêu dệt có nghĩa là chúng ta nên thảo luận những vấn đề an lạc và lợi ích với mọi người mà thôi.
[9]  Nói chê bai có nghĩa là tới người này mình nói người kia là không tốt; tới người kia mình nói người này là không tốt, và ngược lại, không nói chê bai có nghĩa là chúng ta nên nói những gì phù hợp với pháp để đem lại an lạc và hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân ngay cuộc đời này.   
[10]  Xem Kinh Tạp A Hàm, số 785.
[11]  Speaking embellishing word, that is, going to person A, we say person B is good; going to person B, we say person A is good, or, conversely, not speaking embellishing word means we should discuss only peaceful and helpful matters. 
[12] Speaking a disparaging word means going to this person, we say that person is not good; going to that person we say this person is not good, and vice versa, not speaking disparaging word, that is to say, we should say things in accord with the Dharma to bring peacefulness and happiness to ourselves and to the others right in this world.      
[13] See Samyuktāgama Sūtra, N. 785.
[14]  Xem Thích Trừng Sỹ. Con Đường Giáo Dục Phật Giáo. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2009, trang 118-134.
[15] See Thich Trung Sy. The Path of Buddhist Education. Ha Noi: Religious Publishing House, 2009, p. 118-134.
[16]  Thơ của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.
[17]  Zen Master Thich Nhat Hanh’s Meditative poem.
[18]  Xem Thích Trừng Sỹ. Sách đã dẫn. Trang 74-5.