(Xuân Mậu Tý – 2008)
Trừng Sỹ
“Xuân đến xuân đi ngỡ xuân hết,
Hoa tàn hoa nở chỉ là xuân.”[1]
Thông thường, người đời thường nghĩ xuân đến là xuân đã qua, xuân đi là xuân đã hết, nhưng đối với các bậc thức giả, đặc biệt là Thiền sư Chân Không, không nghĩ như vậy. Các ngài nghĩ dù xuân có đến có đi, dù xuân có về có tới, nhưng xuân vẫn là xuân miên viễn, có mặt đích thực trong bạn và trong tôi, đó là, xuân tình và xuân tâm.
Mỗi chúng ta đều có mùa xuân miên viễn nếu chúng ta biết cách vun xới và tưới tẩm nó với những người thương của mình bằng hơi thở có ý thức, ý nghĩ thiện, lời nói thiện, và việc làm thiện của mình. Những người thương của mình có thể là thầy của mình, là đệ tử của mình, là cha của mình, là mẹ của mình, là con của mình, là bạn của mình, và là người yêu của mình…
Ở câu thứ hai, chúng ta thấy hoa tàn hoa nở, nhưng xuân vẫn là xuân. Hoa là loài thảo mộc, có tàn có nở, có sanh có diệt, nhưng hoa tình và hoa tâm thì miên viễn không sanh và không diệt. Ý nghĩa của nó vượt thoát thời gian và không gian. Chúng ta là những người con Phật, chúng ta có thể gặt hái được những đoá hoa chân thật và tươi mát ấy ngay trong giờ phút hiện tại nếu chúng ta vững chãi thực tập lời dạy của đức Phật.
“Không làm các điều ác
Hãy làm các việc lành
Giữ tâm ý trong sạch,
Là lời chư Phật dạy.”[2]
“Như hoa xuân tươi đẹp
Có sắc lại có hương
Cũng vậy lời khéo nói,
Hoa là chỉ cho thời gian, xuân là chỉ cho không gian. Hoa và xuân, thời gian và không gian, cả hai luôn hoà quyện với nhau như hình với bóng không thể tách rời nhau được. Có hoa là có xuân và có xuân là có hoa. Có thời gian là có không gian và có không gian là có thời gian.
Hoa là biểu tượng đẹp, là biểu tượng cho sự tươi mát. Mỗi chúng ta là biểu tượng đẹp và biểu tượng tươi mát cho nhiều người. Mỗi khi chúng ta không vui, chúng ta giận, hoa xuân của chúng ta bị héo đi, chúng ta không thể đem lại cái đẹp và cái tươi mát cho mọi người. Mỗi khi chúng ta vui, chúng ta an lạc, hoa xuân của chúng ta đẹp và tươi mát, chúng ta có thể đem lại an lạc và hạnh phúc cho mọi người. Tu là để chúng ta có thể gặt hái những hoa trái an lạc và hạnh phúc cho mọi người.
“Xuân về trên khắp quê hương
An khang thịnh vượng tình thương dạt dào.”[4]
Chúng ta là những người con Bụt, chúng ta là những con người Việt Nam, dù ở phương trời nào, khi xuân trở về, mỗi chúng ta đều nhớ tới quê cha đất tổ, nhớ tới xuân quê hương và xuân dân tộc. Nhờ có xuân quê hương và xuân dân tộc, chúng nhớ tới Tổ tiên tâm linh và Tổ tiên huyết thống của chúng ta.
Tổ tiên tâm linh của chúng ta là Phật, các vị Bồ tát, và các hiền thánh Tăng... Tổ tiên huyết thống của chúng ta là Ông bà nội, Ông bà ngoại, và cha mẹ…Xuân về có nghĩa là nhắc chúng ta nhớ tới Ông bà Tổ tiên tâm linh và Tổ tiên huyết thống của chúng ta.
Đức Phật Di Lặc xuất hiện đúng vào ngày Mùng một tết, ngày Xuân mới của năm mới, ngày Tết âm lịch, và Tết dân tộc, đức Phật luôn nở nụ cười hoan hỷ và giải thoát để đem lại an lạc và hạnh phúc cho mọi người và mọi nhà. Mỗi chúng ta là mỗi đức Phật Di Lặc hiện tại và tương lai để chúng ta có thể lập hạnh hoan hỷ và giải thoát của Người để đem lại an vui và hạnh phúc cho số đông.
Tóm lại, dù hoa có nở có tàn, dù xuân có đến có đi, dù chúng ta có ở xa hoặc ở gần, nhưng tâm của chúng ta luôn luôn lúc nào cũng nhớ tới tình xuân và tâm xuân, nhớ tới xuân quê hương và xuân dân tộc của chúng ta, và nhớ tới Ông bà Tổ tiên tâm linh và Tổ tiên huyết thống của chúng ta như thuở ban đầu.
Nhân dịp xuân về, chúng con kính chúc chư Tôn đức Tăng Ni và quý Phật tử gần xa hưởng trọn mùa Xuân miên viễn – hoan hỷ và an lạc./.
Kính chúc qúy vị thân tâm thường an lạc!
The Eternal Spring
(The Year of Mouse – 2008)
Student Monk, Ven. Trung Sy
“The spring comes the spring goes, think the spring ends,
Flowers fade flowers blossom, but the spring is still the spring.”[5]
Normally, people often think the coming spring is the gone spring, the going spring is the finished spring, but towards the Awakened Ones, especially Zen Master Chan Khong, who do not think so. They think though spring that comes goes, comes back, and arrives, but the spring is still the everlasting spring, which is authentically present in you and in us, that is, the love spring and the heart spring.
We each have the everlasting spring if we know how to cultivate and water it with our lovers by our conscious breath, good thought, good speech, and good action. Our lovers can be our teachers, our disciples, our father, our mother, our children, our friends, and be our darling, etc.
In the second sentence, we see flowers blossom they fade, but the spring is still the spring. Flowers are plants that fade bloom, exist, and end, but love flowers and heart flowers that are everlasting no birth and no death. Their meanings are beyond the time and the space. We are the Buddha’s children; we can gather these real and fresh flowers right in the present moments if we steadily practice the Buddha’s teachings.
“Not to do the evil,
To do the good,
To purify one’s mind,
This is the teachings of the Buddhas.”[6]
“As the spring flower of freshness and beauty,
With charming colour and with fragrance,
Even so, our well-spoken words,
Flowers indicate the time and spring indicates the space. Flowers and spring, time and space, both mingle with one another like a body and its shadow inseparably. There are flowers that are with spring and there is spring that is flowers. There is time that is with space and there is space that is with time.
Flowers symbolize beauty and freshness. We each are the symbol of beauty and that of freshness for many persons. Each time we are not happy, we are angry, our spring flower gets faded, and we cannot bring beauty and freshness for everyone. Each time we are happy, we are peaceful, our spring flower is beautiful and fresh, and we can bring peacefulness and happiness for everyone. Cultivation is in order that we can gather flowers and fruits of peacefulness and happiness for many persons.
“The spring comes all over our native land,
Healthfulness, prosperousness, overflowing love.”[8]
We are the Buddha’s children, we are the Vietnamese people, despite staying any place, when the spring comes back, we each remember fatherland and ancestral country and remember the motherland spring and the national spring. Owing to the motherland spring and the national spring, we remember our spiritual ancestors and blood ancestors.
Our spiritual ancestors are the Buddha, Bodhisattvas, sages, and holy sangha, etc. our blood ancestors are paternal grandparents, maternal grandparents, parents, etc. The spring that comes is to remind us of our spiritual ancestors and blood ancestors.
The Maitreya Buddha[9] appears right in the first Day of the Spring Festival, the new Spring of New Year, the day of Lunar New Year, and Tết of the Vietnamese people, He always opens a smile of joyfulness and freedom to bring peacefulness and happiness for everyone and every family. We each are each present and future Maitreya Buddha so that we can establish His joyfulness and freedom to bring joyfulness and happiness for the many.
The Maitreya Buddha[9] appears right in the first Day of the Spring Festival, the new Spring of New Year, the day of Lunar New Year, and Tết of the Vietnamese people, He always opens a smile of joyfulness and freedom to bring peacefulness and happiness for everyone and every family. We each are each present and future Maitreya Buddha so that we can establish His joyfulness and freedom to bring joyfulness and happiness for the many.
In brief, despite flowers that bloom fade, despite spring that comes goes, though we are far or near, our heart always remembers the love spring and the heart spring, remember the fatherland spring and the national spring, and remember our spiritual ancestors and blood ancestors as we are childhood.
On the occasion of the coming spring, we respectfully wish the Honoured Monks, Nuns, and far-near Buddhists full enjoyment of the Everlasting Spring – Joyfulness and peacefulness.
May you all be peaceful and happy all the time!
[1]Thơ của Thiền sư Chân Không (1046-1100) ở thời Lý (1010-1225) ở Việt Nam . “Xuân khứ xuân lai nghi xuân tận, hoa lạc hoa khai chỉ thị xuân”
[2] Pháp cú, kệ số 183.
[3] Pháp cú, kệ số 52.
[4] Người viết.
[5] Verse of Zen Master Chan Khong (1046-1100) in the Ly dynasty (1010-1225) in medieval Vietnam .
[6] Dhp. v. 183.
[7] Dhp. v. 52.
[8] The writer.